Xử phạt xe không chính chủ trong trường hợp nào là chính xác nhất?

phat xe chinh chu1

Giải đáp: Xử phạt xe không chính chủ trong trường hợp nào?

Dùng xe không chính chủ là đang vi phạm pháp luật và được quy định vô cùng rõ ràng. Vậy xử phạt xe không chính chủ trong trường hợp nào? Hãy cùng tìm hiểu những trường hợp sẽ bị xử phạt cụ thể qua nội dung sau đây.

Tin liên quan:

Mua xe không chính chủ có bị phạt không

Cầm xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu

Xe không có giấy chủ quyền phải đi sang tên chính chủ 

Xét theo khoản 3 điều 28 của thông tư số 58 đã quy định xe đã chuyển quyền sở hữu hoặc không có giấy tờ thì phải đăng ký sang tên theo quy định. Và cụ thể thì đến trước ngày 31.12.2021 thì mọi người phải có trách nhiệm thực hiện điều này. 

Nếu xe đã qua nhiều đời mà không có bất kỳ giấy tờ nào thì phải được giải quyết càng sớm càng tốt. Tại khoản 1 điều 9 thuộc thông tư 58 ban hành năm 2020 thì người sử dụng xe không chính chủ chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký và biển số xe. Với hai điều kiện này thì thủ tục sang tên có thể thực hiện và đổi chủ xe vô cùng đơn giản. 

phat xe chinh chu
Nếu xe đã qua nhiều đời mà không có bất kỳ giấy tờ nào thì phải được giải quyết càng sớm càng tốt

Nếu như không thực hiện sang tên xe theo thời hạn đã quy định thì đến năm 2022 dù cho có giấy đăng ký xe hay biển số mà không có giấy tờ thì sẽ không được sang tên nữa. Cơ quan chức năng đã tạo mọi điều kiện đơn giản nhất để mọi người có thể thực hiện điều này.

Người dùng xe đã qua nhiều đời chủ thì khi sang tên xe phải cam kết được nguồn gốc chính xác của phương tiện. Căn cứ theo khoản 1 điều 9 của thông tư 58 thì yêu cầu giải quyết đăng ký sang tên xe với những xe đã được chuyển quyền chủ sở hữu qua nhiều người khác nhau. Thủ tục sang tên hay hồ sơ sang tên của người đang dùng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ xe đăng ký sang tên phải ghi rõ được quá trình mua bán, giao dân xe và cam kết về nguồn gốc của xe. 

phat xe chinh chu1
Nếu như không làm thủ tục sang tên xe và chuyển quyền sở hữu thì sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật

Khi tiến hành sang tên cho xe thì người dùng xe phải ghi được quá trình mua bán xe như thế nào. Và giao nhận xe phải đảm bảo hợp pháp và ký giấy về nguồn gốc rõ ràng của phương tiện. 

Căn cứ trên khoản 4 điều 6 của thông tư 58 ban hành năm 2020 thì trong 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền xe thì tổ chức hay cá nhân mua xe phải có trách nhiệm đi làm thủ tục đăng ký xe và lấy biển số. Nếu như không làm thủ tục sang tên xe và chuyển quyền sở hữu thì sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Nếu như không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy thì cá nhân sẽ bị phạt từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng và tổ chức là từ 800 nghìn đồng cho đến 1 triệu 200 nghìn đồng. Nếu như không làm thủ tục đăng ký sang tên xe ô tô thì cá nhân sẽ bị phạt 2 triệu đến 4 triệu và tổ chức sẽ bị phạt từ 4 triệu cho đến 8 triệu. 

Xử phạt xe không chính chủ trong trường hợp nào theo quy định?

Căn cứ trên khoản 10 điều 80 của nghị định 100 ban hành năm 2019 thì việc xác minh hành vi vi phạm điểm a khoản 4 điều 1 và khoản 7 điều 30 nghị định chỉ thực hiện thông qua việc điều tra và giải quyết vụ tai nạn giao thông và công tác đăng ký xe. 

Nếu hành vi không làm thủ tục sang tên xe máy hay xe ô tô thì xe không chính chủ sẽ bị xử phạt. Và hành vi này sẽ bị xử phạt theo hai trường hợp là thông qua công tác điều tra giải quyết tai nạn và thông qua công tác đăng ký xe. 

phat xe vi pham
Giải đáp: Xử phạt xe không chính chủ trong trường hợp nào?

Với những trường hợp bình thường thì người chạy xe không chính chủ sẽ không vi phạm và không bị xử phạt vì xe không chính chủ. Để đảm bảo được quyền lợi chính đáng thì người dùng xe cần tự giác đi sang tên để đảm bảo được quyền lợi cho chính mình.

Hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên cho xe nếu như vi phạm hay gây tai nạn thì sẽ bị xử phạt lỗi này rất nặng. Ngoài việc phạt do phạm lỗi thì còn bị phạt hành chính về tội sử dụng xe không chính chủ. 

Lỗi phạt không chính chủ không phải đi xe của người khác là sẽ bị phạt mà chỉ phạt nếu như xác minh hành vi vi phạm thông qua tai nạn hoặc qua công tác đăng ký xe. Nếu như mua xe của người khác, được tặng hay thừa kế nhưng không sang tên thì đây mới đúng là nghĩa đúng của cụm từ không chính chủ. Vì vậy việc mượn xe đi nhờ hay dùng chung xe với người dùng gia đình là không vi phạm luật và càng không phải việc dùng xe không chính chủ nhé! Việc sang tên đổi chủ là việc làm vô cùng tất yếu và đúng với quy định của pháp luật và phục vụ công tác quản lý phương tiện cũng như bảo hộ quyền lợi chính đáng của bạn. 

Với những điều kiện để Xử phạt xe không chính chủ trong trường hợp nào bạn đã tìm được đáp án qua nội dung trên. Việc phạt lỗi không chính chủ đều đã được quy định cụ thể cho từng trường hợp nên bạn có thể an tâm. Việc chuyển quyền sang tên dù khá phức tạp nhưng đây chính là quyền lợi chính đáng của bạn đấy.

Share:

Author: Thao Do