Giải đáp thắc mắc: Mua xe không chính chủ có bị phạt không?

mua xe tai cu chinh chu

Mua xe không chính chủ có bị phạt không?

Mua xe qua tay của người khác là chuyện không còn xa lạ và được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên mua xe qua tay có hai dạng là chính chủ và không chính chủ. Mua xe không chính chủ có bị phạt không hãy cùng tìm đáp án qua nội dung sau nhé!

Tin liên quan:

Mua bán xe tải huyndai cũ giá cao

Xe tải Kia 2t4 cũ giá bao nhiêu

Tìm hiểu cụ thể như thế nào là xe không chính chủ?

Xét đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có một khái niệm chính xác và cụ thể nào về xe chính chủ và không chính chủ. Nhưng căn cứ vào điểm a thuộc khoản 4 và điểm 1 khoản 7 tại điều 30 của Nghị định 100/2019/ NĐ-CP thì không chỉ chủ là chủ xe không làm thủ tục sang tên tại cơ quan có thẩm quyền khi nhận xe dù là mua hay tặng. 

Rất nhiều người mua xe nhưng không chính chủ được vì thủ tục sang tên phức tạp và mọi người ngại phiền. Thêm nữa xe không sang tên giá mua sẽ thấp hơn và thủ tục này cũng không được xem trọng lắm. Từ trước mọi người không chú trọng việc ai đứng tên xe nên rất nhiều kẻ xấu lợi dụng điều này mà làm ra nhiều hành vi xấu như cướp xe để đi bán. 

xe may chinh chu
Mua xe qua tay của người khác là chuyện không còn xa lạ và được rất nhiều người lựa chọn

Trường hợp mua xe không chính chủ có bị phạt không?

Hiện nay không ít trường hợp mua xe hoặc bán xe qua nhiều đời chủ và không có chính xác một giấy tờ xe nào. Việc mua bán xe không kèm giấy tờ, hợp đồng dẫn đến nhiều rủi ro và người thiệt nhất chính là bên mua. Để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất thì mọi người hãy chú trọng hơn về các vấn đề này.

Căn cứ vào điểm b khoản 3 thuộc điều 17 của Nghị định 46 ban hành năm 2016 thì việc xử phạt vi phạm liên quan đến xe không giấy tờ đã được quy định vô cùng cụ thể. Đặc biệt với trường hợp dùng xe có giấy tờ nghi ngờ giả mạo, có tẩy xóa hoặc xe không có giấy tờ chính chủ chính thức. 

Với tội sử dụng giấy đăng ký lái xe đã bị tẩy xóa. Hoặc dùng giấy đăng ký không đúng số khung, không đúng số máy xe hoặc không do cơ quan thẩm quyền cấp sẽ bị phạt hành chính từ 300.000 đồng cho đến 400.000 đồng. 

mua xe tai cu chinh chu
Hiện nay không ít trường hợp mua xe hoặc bán xe qua nhiều đời chủ và không có chính xác một giấy tờ xe nào.

Ngoài ra còn có thể bị tạm giữ phương tiện hoặc giấy tờ nếu vi phạm. Căn cứ vào điều 78 thuộc nghị định 46 ban hành năm 2016 đã quy định vô cùng chuẩn xác và cụ thể về việc này. Nằm ngăn chặn tuyệt đối các vi phạm về hành chính thì cơ quan thẩm quyền sẽ tạm giữ các phương tiện cao nhất là 7 ngày trước khi đưa ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm. 

Trường hợp người dùng dùng giấy tờ xe giả hoặc nghi ngờ là giả thì xe sẽ bị giữ lại để xác minh. Điều này căn cứ vào khoản 3 của điều 17 về tất cả các quy định liên quan. 

Việc mua phải xe không chính chủ không ai mong muốn cả và nếu người mua có thật sự vô tội thì cũng phải nhận trách nhiệm. Xe không chính chủ được bán đi có thể là do người bán đã từng mua lại xe và không sang tên nên không chính chủ. Ngoài ra một vấn đề nữa là do người đó đã chiếm đoạt tài sản của người khác sau đó bán đi để kiếm tiền. Và nếu mua phải tài sản không rõ ràng nghĩa là bạn đang vô tình tiếp tay cho kẻ xấu.

Người mua tài sản phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nếu không thì giao dịch này sẽ vô hiệu. Trường hợp bên thứ 3 nhận tài sản thông qua bán đấu giá thì bên giao dịch sẽ phải nhận trách nhiệm theo bản án theo đúng với quy định. 

cam xe chinh chu
Người mua tài sản phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền 

Trường hợp tài sản mua bán là xe máy, đây xác định là động sản và phải có giấy đăng ký chủ quyền rõ ràng. Nếu không thì việc sở hữu tài sản này không hợp pháp dù có giấy mua bán viết tay. 

Mua xe máy mà không có một giấy tờ nào đảm bảo nhưng bên thứ 3 vẫn chấp nhận giao dịch thì trách nhiệm này bạn không thể tránh khỏi. Nếu  như có tranh chấp với tài sản thì bạn sẽ không được xem là bên thứ 3 mà vẫn bị kết vào tội đồng phạm nếu đó là tài sản cướp đoạt. 

Mua xe không chính chủ có bị phạt không thì câu trả lời là có và không được pháp luật thừa nhận. Để giao dịch có hiệu lực và được pháp luật bảo vệ việc đầu tiên là bạn phải chú ý hơn đến giấy tờ và sự chính chủ của tài sản. Đừng vì một phút ham rẻ mà đang tiếp tay cho kẻ xấu làm chuyện xấu và nếu có tranh chấp gì đó thì bạn cũng khó thoát khỏi liên can. Và thật sự có sự cố xấu nào đó thì bạn sẽ phải trả lại xe và bên bán phải trả lại tiền của bạn. Nhưng nếu bên trao đổi mua bán xe tải cũ, xe hơi hay xe máy cố tình trốn mất thì bạn sẽ không tránh khỏi liên can về vấn đề xe bị mất hay bị chiếm đoạt bất hợp pháp đâu đấy.

Qua nội dung trên chắc chắn bạn đã biết mua xe không chính chủ có bị phạt không rồi đúng không? Xe không chính chủ sẽ liên quan đến rất nhiều hệ lụy khác nữa và bạn hãy chú ý vấn đề này hơn. Đừng để bản thân bị kéo vào những sự việc tranh chấp vốn không hề liên quan gì đến mình nhé!

Xem thêm: Cầm xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu

Share:

Author: Thao Do