Cho vay tiền với lãi suất 5% trên tháng có phải cho vay nặng lãi không

cho vay tien 5 pt

Cho vay tiền với lãi suất 5% trên tháng có phải cho vay nặng lãi không là câu hỏi của không ít người cho vay. Hiện nay mức lãi cho vay tiền đang được Pháp luật quy định vô cùng cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho người vay tiền. Hãy cùng tìm đáp án cho câu hỏi trên qua nội dung sau đây nhé!

Tin liên quan:

Cho vay tiền lãi suất bao nhiêu là hợp pháp

Cho vay nặng lãi 3 nghìn đồng một ngày trên 1 triệu có bị phạm tội không

Cho vay tiền với lãi suất 5% trên tháng có phải cho vay nặng lãi không?

Với mức lãi suất bên cho vay tiền quy định và thỏa thuận là 5% trên tháng cho tổng số tiền vay thì chính là vi phạm pháp luật. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 468 của Bộ luật Dân sự vào năm 2015 đã quy định về mức lãi suất cho vay hợp pháp. Theo đó thì bên cho vay với lãi không quá 20% trên một năm chính là tương đương với 1,66% trên một tháng là được. 

Nhưng nếu để xét vào tội cho vay nặng lãi tên một thì cho vay tiền với mức lãi 5% trên một tháng thì vẫn chưa cấu thành tội này. Căn cứ vào điều 201 của Bộ luật Hình sự hiện hành thì mức lãi này vẫn chưa cấu thành tội danh của bên cho vay. 

cho vay lai cao
Cho vay tiền với lãi suất 5% trên tháng có phải cho vay nặng lãi không?

Tội cho vay nặng lãi thuộc giao dịch nhân sự được cấu thành khi người nào trong giao dịch dân sự cho vay với mức lãi gấp 5 lần mức lãi đã quy định. Đồng thời nếu thu lợi bất chính trong suốt quá trình cho vay từ 30 triệu đến 100 triệu thì sẽ bị xử phạt hành chính và kết án. Ngoài ra nếu đã có tiền án và chưa xóa án tích mà vẫn vi phạm thì sẽ bị phạt hành chính hoặc phạt cải tạo. Tùy vào mức độ mà có thể kết án phạt tù tùy vào mức độ của hình thức cho vay, mức lãi cao đến đâu và chiếm dụng tiền bất hợp pháp ở mức độ nào. 

Người cho vay thu lãi ở mức nào thì bị kết án tù?

Căn cứ theo nghị quyết vào tháng 1 năm 2021 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao thì lãi suất được phép cho vay không được quá 20% một năm tương đương 1,67% một tháng. Tội cho vay nặng lãi cấu thành nếu bên cho vay thu lãi gấp 5 lần mức lãi cao nhất được quy định. 

Điều 201 thuộc Bộ luật Hình sự đã hướng dẫn và áp dụng về hình thức xét xử tội cho vay nặng lãi. Và những quyết định này đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24.12.2021. Trước nghị quyết này thì quy định về việc cho vay nặng lãi không quá rõ ràng như hiện nay và những quy định hiện hành đã rất rõ. Có thể sẽ bị phạt hành chính, phạt cải tạo không giam hoặc phạt tù tùy vào mức độ vi phạm. 

cho vay nang lai
Tội cho vay nặng lãi thuộc giao dịch nhân sự được cấu thành khi người nào trong giao dịch dân sự cho vay với mức lãi gấp 5 lần mức lãi đã quy định

Với những người đã cho vay nặng lãi nhiều lần và đều thu lợi bất chính trong quá trình cho vay trên 30 triệu đồng thì tội cho vay nặng lãi này cấu thành. Mức phạt sẽ cao tương đương với tổng số tiền lời bất chính mà người cho vay chiếm dụng được. Ngoài ra có thể sẽ bị áp dụng thêm nặng nếu như trước đó đã từng phạm tội này. 

Trường hợp người cho vay muốn thu lợi bất chính nhưng vẫn chưa thu được thì vẫn sẽ bị xử phạt hình sự với hành vi này. Khung phạt sẽ ứng với số lợi mà người cho vay muốn chiếm dụng nhưng không thành. Và khi tuyên phạt sẽ áp dụng vào quy định phạm tội chưa đạt. 

Nếu người cho vay nặng lãi có kèm với hành vi đòi nợ là vũ lực, đe dọa hay gây thương tích sẽ bị xử phạt nghiêm trọng hơn. Tội sẽ được xử lý tương đương với tội cướp tài sản, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt lấy tài sản,….

cho vay tien lai cao 52
Từ năm 2019 thì Chính phủ đã đặt biệt chú tâm đến vấn đề này và tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến tín dụng đen

Theo nghị quyết 1 đã quy định người vay nặng lãi sẽ được triệu tập đến tòa án với tư cách Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Rất nhiều người nghĩ rằng người vay sẽ được cho là người bị hại nhưng điều này hoàn toàn sai. Người vay nặng lãi sẽ được trả lại phần tiền bị chiếm dụng bất chính của bên cho vay. Còn những khoản phí khác gồm tiền gốc và khoản tiền lãi sẽ phải trả cho bên cho vay bằng với quy định là 20% trên một năm và tổng số tiền này sẽ được sung vào công.

Từ năm 2019 thì Chính phủ đã đặt biệt chú tâm đến vấn đề này và tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến tín dụng đen. Bắt đầu từ năm 2020 thì công an cả nước đã phát hiện trên 10.000 cơ sở cầm đồ và kinh doanh tài chính bất hợp pháp cho vay nặng lãi. 

Cụ thể thì vào năm 2021 công an đã tiếp nhận  và triệt phá trên 1000 vụ viện với hơn 1700 người đã liên quan đến tín dụng đen. Đồng thời đã tiến hành khởi tố 554 vụ việc với 990 bị can về việc cho vay nặng lãi và vay nặng lãi. 

Cho vay tiền với lãi suất 5% trên tháng có phải cho vay nặng lãi không bạn đã tìm được đáp án rồi đúng không? Ngày nay nhà nước đang đẩy mạnh việc triệt phá các được dây này và tìm cách làm trong sạch hơn các tổ chức tín dụng đen và cố ý chiếm dụng tài sản bất hợp pháp. Hãy đồng hành cùng Camcavetxegiacao để tìm hiểu cụ thể hơn về các vấn đề này nhé!

Share:

Author: Thao Do